CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÂY NHÀU

I/ GIỚI THIỆU CÂY NHÀU:

Cây Nhàu, có tên khoa học là: Morinda citrifolia L. Các tên khác: cây Ngao, Nhàu rừng, Mulberry Ấn Độ, Mengkudu (Malaysia), Beach Mulberry, Tahiti Noni, Cheese fruitor Noni Thuộc họ cà phê (Rubiaceae). Có 65 loài Nhàu, phân bố khắp vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới. Phân bố rộng ở châu Á, từ Trung Quốc đến Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Philippin, Ấn Độ, Úc và các đảo ở Thái Bình Dương.

Cây Nhàu ở quần đảo Tahiti do tổ tiên người Polynesian mang theo từ Đông Nam Á di cư đến từ 2.000 năm trước. Đây là vùng đất núi lửa ở giữa nam Thái Bình Dương, rất màu mỡ, giàu Selenium, khí hậu trong lành, không ô nhiễm. Cây Nhàu ở đây được xếp vào loại tốt nhất trên thế giới, cây cao, xanh tốt, quả to, có hàm lượng hoạt chất và chất lượng tốt.

Khi mà con người chưa tiếp cận được những tiến bộ của y học thì cây nhàu rừng đã âm thầm góp phần vào việc phòng và hỗ trợ điều trị những bệnh thông thường. Lịch sử Morinda Citrifolia Đôi khi được gọi là trái cây chết đói. Mặc dù có mùi mạnh và vị đắng, nhưng trái cây vẫn được ăn như một loại thực phẩm đói kém và ở một số đảo Thái Bình Dương, thậm chí là một loại thực phẩm chính, hoặc là người Đông Nam Á sống hoặc nấu chín và thổ dân Úc ăn trái cây sống với muối hoặc nấu với cà ri. Giờ đây, cùng với sự phát triển của khoa học, những giá trị hỗ trợ điều trị bệnh của cây nhàu được phổ biến rộng rãi hơn.

II/ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thành phần và tác dụng của cây Nhàu.

Theo công trình nghiên cứu của Krauss.B - 1993, người Polynesian từ 2.000 năm trước đã sử dụng cây Nhàu như một dược thảo để chữa bệnh, tăng cường sức khỏe và cứu đói. Theo kinh nghiệm phát triển theo lịch sử, đến nay trái Nhàu được dùng để phòng chống bệnh ung thư, viêm khớp, bệnh nhiễm trùng, tăng huyết áp, tiểu đường, hen, đau mỏi, trầm cảm và rối loạn kinh nguyệt.

Ở Việt Nam theo tài liệu “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS Đỗ Tất Lợi - Nhà xuất bản Y học (2004) và “Những cây thuốc và động vật làm thuốc” của Viện Dược liệu - Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật (2006), cây Nhàu và quả Nhàu đã được sử dụng lâu đời để chữa cao huyết áp, viêm khớp, nhức mỏi, đau lưng, điều kinh, lợi tiểu, chữa vết thương, trị giun sán, chữa lỵ, ho, sốt và đái đường.

Năm 1974, Levand O và Larson HO đã công bố trong cây Nhàu có các hoạt chất sau: Scopoletin, Octoanoic acid, Terpenoids, Alcaloids, Anthraquinones, b - sitosterol, Flavonoids, Rutin, Linoleic acid, Amino acid, Caproic acid, Acubin, Alzarin, Proxeronine.

Đến năm 1999 - 2000, Wang M; Kikuzaki H và cộng sự đã phát hiện thêm 2 chất mới có trong lá Nhàu là: Flavonol glycosides; Iridoid glycoside và 3 chất mới trong quả Nhàu là: Irisacharide Fatty acid ester; Rutin; acid Asperulosidic.

Theo kết quả nghiên cứu của Duke JA (1992), trong cây và quả Nhàu có 23 hoạt chất khác nhau, 5 loại Vitamin và 3 loại khoáng chất. Kết quả nghiên cứu của Neil Solomon cùng 40 tác giả khác (1999 - 2001) cho thấy trong cây Nhàu (Noni) có tới 200 hoạt chất khác nhau, trong đó có cả các Vitamin A, C, E, B1, B2, Niacin, B6, acid Folic, B12, Biotin, acid Pantothenic và các chất khoáng bao gồm: Fe, P, Mg, Cu, Zn, Cr, Mn, Na, K, Ca. Pantothenic và các chất khoáng bao gồm: Fe, P, Mg, Cu, Zn, Cr, Mn, Na, K, Ca.

Tiến sĩ R.M. Heinicke, Đại học Hawaii nghiên cứu rất kỹ và cho thấy trái Nhàu Noni chứa một tiền chất có tên proxeronin. Vào cơ thể, nước cốt Nhàu Noni sẽ biến proxeronin thành xeronin.

Xeronin là một acidloid có hoạt tính sinh học với liều lượng rất nhỏ, vài picogram, trái Nhàu có tính vạn năng tương đương với Nhân

Ngoài ra, trong trái nhàu còn có các Enzymes, Polysaccharides, Dietary Fibers, acid béo chuỗi ngắn, Phytosterols.

Các thành phần của cây nhàu rừng được công bố trong “Những cây thuốc và động vật làm thuốc” của Viện Dược liệu và “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS Đỗ Tất Lợi, cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả khác trên thế giới. Trong các nghiên cứu về thành phần và tác dụng của cây nhàu, thì nghiên cứu về Iridoids trong cây nhàu là một điểm nhấn mới, một phát hiện mang tính đột phá.

Iridoids là các hợp chất có cấu trúc dạng Cyclopenta (C) pyran monoterpenoid, có mặt trong nhiều loại dược thảo. Riêng trong cây Nhàu và quả Nhàu có hàm lượng rất cao (từ 0.15 đến trên 0.30 mg/ml)

Iridoids được thực vật sản xuất ra như một cơ chế phòng vệ chống lại các tác nhân gây bệnh. Iridoids có phổ tác dụng sinh học rất rộng, có cấu trúc hóa học bền vững, không bị thay đổi khi tiếp xúc với oxy, nhiệt độ và ánh sáng.

Đặc biệt, hoạt tính sinh học của Iridoids vẫn còn lưu giữ sau 2 năm sản xuất và có thể lâu hơn. Trong cây nhàu và quả nhàu có 16 loại Iridoids khác nhau. Iridoids hầu như quyết định tác dụng sinh học của cây Nhàu.

III/ CÁC TÁC DỤNG CỦA CÂY NHÀU ĐƯỢC CÁC NHÀ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU

Sau đây là tổng hợp các kết quả của các nhà nghiên cứu từ năm 1986 đến năm 2007 về tác dụng sinh học của Iridoids do nhóm tác giả Roso Tundis; Monica R. Loizzo; Federca Menichini và Giancarlo A.Statti thực hiện:



      Trong quả Nhàu có Iridoid là Catapol, có tác dụng làm tăng Synaptophysin, kích thích men Proteinkinase C, làm tăng phân hủy gốc tự do ROS, ức chế tạo ra TNF – a, nên có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, ngăn cản suy giảm trí nhớ, giảm thoái hóa tế bào thần kinh, bảo vệ tế bào thần kinh và tăng khả năng phục hồi. Từ đó có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh.



      Các Iriodoids Acubin và Geniposide có tác dụng ức chế hình thành khối u, chống đột biến tế bào. Catapol có tác dụng ức chế men ADN – polymerase, ức chế tăng trưởng phát triển. Hapagide và 8-Acetylhapagide có tác dụng ức chế kháng nguyên virus. Tarennoside; Genipin và Paederoside có tác dụng chống đột biến tế bào. Từ các cơ chế trên cho thấy Iridoids có tác dụng phòng chống ung thư.



      Các Iridoids Acubin và Geniposide có tác dụng ức chế TNF – a và Interleukin (IL-6); Verproside và Catalposide có tác dụng giảm đau; Monotropein có tác dụng giảm phù nề; Verminoside và Genipin có tác dụng ức chế các gốc tự do và mỡ xấu; Oleuropeoside và Ligustroside ức chế men COX – 2 (men gây viêm); Scrovalentinoside và Scropolioside làm giảm phản ứng dị ứng; Catalpol kích thích tế bào lympho T và tế bào đại thực bào.



      Aucubin có tác dụng chống sản sinh các gốc tự do; Picroside I và Kutkoside có tác dụng phân giải các gốc tự do và Oleuropein có tác dụng thu dọn các gốc tự do. Kết quả thử nghiệm đã cho thấy, uống nước ép Noni có tác dụng giảm oxy hóa được từ 23-27%.

      Oleacin có tác dụng ức chế men ACE (men kích thích biến Angiotensinogen thành Angiotensin) và Oleacin còn liên kết với thụ cảm thể AT1 và AT2 (là các thụ cảm thể với Angiotensin) nên có tác dụng làm giảm huyết áp. Ngoài ra các Iridoids còn có tác dụng ức chế LDL, làm giảm tính thấm thành mạch, giảm cholesterol và Triglycerides, tăng phân giải Homocysteine, tăng HDL. Các Iridoids Oleuropein có tác dụng chống oxy hóa, tăng dung nạp Glucose; Scropolioside-D2; Harpagoside, Deacethyllasperulosidic acid (DAA) có tác dụng làm          Tác dụng kháng khuẩn

      Isoplumericin, Plumericin, Galioside, Gardenoside, Gentiopicroside có tác dụng kháng với nhiều loại vi khuẩn như tụ cầu trùng vàng, E.coli, Bacillus …. . Các Acibin, Aleuropein, Arbortristoside A và C và Lucidumoside có tác dụng ức chế các virus hô hấp. Các Plumericin, Isoplumericin, Epoxygaertnroside, Methoxy – Gaertnroside có tác dụng ức chế các ký sinh trùng amip, ký sinh trùng sốt rét.



      Một số tác dụng khác của Iridoids cũng đã được chứng minh bao gồm làm lành vết thương, kích thích sản xuất Collagen, tăng bài tiết mật, chống dị ứng, chống trầm cảm, chống rối loạn tâm thần ở phụ nữ mạn kinh

      Quả nhàu với bệnh tiểu đườngCác Iridoids Oleuropein có tác dụng chống oxy hóa, tăng dung nạp Glucose; Scropolioside-D2; Harpagoside, Deacethyllasperulosidic acid (DAA) có tác dụng làm giảm Glucose huyết. Qua các cơ chế đó, đưa tới tác dụng phòng chống bệnh tiểu đường.



      Isoplumericin, Plumericin, Galioside, Gardenoside, Gentiopicroside có tác dụng kháng với nhiều loại vi khuẩn như tụ cầu trùng vàng, E.coli, Bacillus …. . Các Acibin, Aleuropein, Arbortristoside A và C và Lucidumoside có tác dụng ức chế các virus hô hấp. Các Plumericin, Isoplumericin, Epoxygaertnroside, Methoxy – Gaertnroside có tác dụng ức chế các ký sinh trùng amip, ký sinh trùng sốt rét.
    Một số tác dụng khác của Iridoids cũng đã được chứng minh bao gồm làm lành vết thương, kích thích sản xuất Collagen, tăng bài tiết mật, chống dị ứng, chống trầm cảm, chống rối loạn tâm thần ở phụ nữ mạn kinh

Xem thêm: Bài thuốc đông y về Trái Nhàu

NƯỚC ÉP NHÀU HỮU CƠ VÀ NHO ĐỎ

Vui lòng liên hệ hotline:  0902.940.349 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí và tham gia dùng thử sản phẩm.